Ô Chợ Dừa

Ngã sáu Ô Chợ Dừa ngày nay

Ô Chợ Dừa tên chữ là Thịnh Quang, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm về phía tây của kinh thành Thăng Long.

Vị trí

Ô Chợ Dừa nằm ở ngã sáu của các phố Đê La Thành, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên, Xã Đàn và phố Ô chợ Dừa mới.[1]

Tên gọi

Ô Chợ Dừa nơi có chợ nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng bát ngát, một phần đã giải thích cái tên gọi quen thuộc của cửa ô, lại hiện lên với vẻ sầm uất, nhộn nhịp của cảnh chợ.

Theo ghi chép trong Thượng Kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: " Một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài hàng rào che kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc ".

  • x
  • t
  • s

Ô Yên Phụ (Yên Hoa) · Ô Hàng Than (Yên Tĩnh) · Ô Thạch Khối · Ô Hàng Đậu (Phúc Lâm) · Ô Hàng Khoai (Nguyên Khiết) · Ô Quan Chưởng (Đông Hà) · Ô Trừng Thanh · Ô Mỹ Lộc · Ô Đông Yên · Ô Tràng Tiền (Tây Luông) · Ô Nhân Hòa · Ô Đống Mác (Thanh Lãng) · Ô Cầu Dền (Yên Ninh) · Ô Đồng Lầm (Kim Hoa) · Ô Chợ Dừa (Thịnh Quang) · Ô Cầu Giấy (Thanh Bảo) · Ô Quán Thánh (Thụy Chương)


Hình tượng sơ khai Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Tham khảo

  1. ^ “Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10”. Báo điện tử Tiền Phong. 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.