Đầu lân

Đầu lân
Cây Đầu lân tại Kerala, Ấn Độ
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Ericales
Họ (familia)Lecythidaceae
Chi (genus)Couroupita
Loài (species)C. guianensis
Danh pháp hai phần
Couroupita guianensis
Aubl., 1755
Danh pháp đồng nghĩa
  • Couratari pedicellaris Rizzini
  • Couroupita acreensis R.Knuth
  • Couroupita antillana Miers
  • Couroupita froesii R.Knuth
  • Couroupita guianensis var. surinamensis (Mart. ex Berg) Eyma
  • Couroupita idolica Dwyer
  • Couroupita membranacea Miers
  • Couroupita peruviana O.Berg
  • Couroupita saintcroixiana R.Knuth
  • Couroupita surinamensis Mart. ex Berg
  • Couroupita surinamensis Mart. ex O. Berg
  • Couroupita venezuelensis R.Knuth
  • Lecythis bracteata Willd.
  • Pekea couroupita Juss. ex DC. [Invalid] [2]

Đầu lân hay còn gọi hàm lân, ngọc kỳ lân, hàm rồng có danh pháp khoa học là Couroupita guianensis. Tên tiếng Anh của của cây này là cannonball tree vì quả cứng hình cầu lớn màu nâu trông giống như một quả đạn đại bác gỉ sét.[3] Cây đầu lân được nhà thực vật học người Pháp Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1755.

Nguồn gốc

Cây đầu lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hymalaya và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.

Mô tả

Cây đầu lân là một loại cây thân gỗ có thể cao tới 30-35m. Hoa mọc từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3m. Quả lớn tròn to đường kính quả 15–24 cm, có 200-300 hạt trong một quả.[4]

Nhầm lẫn với cây sala trong Phật giáo

Đầu lân không phải là cây sala. Sala là một loài cây khác hẳn.

Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây sala (danh phápː Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala tại Kusinara (Câu-thi-na). Ngoài ra, vị Phật thuộc Trang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc cây sala. Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề ra thì cây sala cũng được trồng tại các khuôn viên chùa chiền.

Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo khác thì cây sala thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân này, cũng như hay nhầm với cây vô ưu (danh phápː Saraca asoca). Do đó tại các chùa chiền Việt Nam cũng thường trồng cây đầu lân. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt Nam, cây này có tên là cây ngọc kỳ lân, đầu lân hay hàm rồng.[5]

Sử dụng làm thuốc

Quả cây đầu lân có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da, và Shamans (ở Nam Mỹ) đã được sử dụng ngay cả bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng.

Ảnh minh họa

  • Quả
    Quả
  • Lá non
    Lá non
  • Cây
    Cây
  • Hoa
    Hoa
  • Couroupita guianensis - Mẫu vật lưu trữ
    Couroupita guianensis - Mẫu vật lưu trữ

Tham khảo

  1. ^ Mitré (1998). Couroupita guianensis. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 6 tháng 5 năm 2006.
  2. ^ “Couroupita guianensis Aubl. — the Plant List”.
  3. ^ William L. Hosch (2024). “cannonball tree”. britannica.com. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ “Hoa Sala, một loài hoa đặc biệt”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “Hoa SALA”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.

Liên kết ngoài

  • Dữ liệu liên quan tới Couroupita guianensis tại Wikispecies
  • Couroupita guianensis on The Lecythidaceae Pages