Chè hột gà nấu đường

Chè hột gà nấu đường
LoạiNước đường
Xuất xứTrung Quốc
Nhiệt độ dùngNóng
Thành phần chínhNước, trứng gà, đường
  • Nấu ăn: Chè hột gà nấu đường
Một phần của loạt bài về
Ẩm thực
Kỹ thuật chuẩn bị và nấu
Dụng cụ nấu • Kỹ thuật nấu • Đo lường
Thành phần và chủng loại thức ăn
Gia vị • Rau thơm • Xốt • Xúp • Nguyên liệu • Các công thức nấu • Món khai vị • Món chính • Món tráng miệng
Ẩm thực quốc gia
Việt Nam • Trung Quốc • Pháp • Ý
Các nước khác...
Xem thêm
Các đầu bếp nổi tiếng • Bếp • Món ăn • Sách nấu ăn
  • x
  • t
  • s
Chè hột gà nấu đường
Phồn thể雞蛋糖水
Giản thể鸡蛋糖水
Việt bínhgai1 daan6*2 tong4 seoi2
Bính âm Hán ngữjī dàn táng shuǐ
Nghĩa đentrứng nước đường
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữjī dàn táng shuǐ
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhgai1 daan6*2 tong4 seoi2

Chè hột gà nấu đường hay Chè trứng gà nấu đường là một loại chè của người Tiều, thường được do chính tay của người trong gia đình nấu trong các bữa tiệc sinh nhật hay tiệc mừng thọ. Món chè này cũng được xem là một món ăn truyền thống của người Tiều, vì nó hiếm khi được phục vụ tại bất kỳ nhà hàng nào. Hằng năm con cháu trong nhà có thể nấu để mừng thọ cho ông bà, cha mẹ, còn người nấu thì sẽ được nhận những bao lì xì may mắn từ ông bà, cha mẹ.

Mô tả

Chè hột gà nấu đường với vị thơm của gừng kết hợp với vị ngọt thanh của đường phèn khi ăn nóng sẽ rất ngon và ấm bụng, mang lại sức khỏe cho người lớn tuổi. Còn có một số gia đình sẽ ăn chè kèm với mì sụa với ý nghĩa là khi ăn vào sẽ có sức khỏe dẻo dai, sống lâu trăm tuổi.

Nguyên liệu

Cách làm

Chuẩn bị

  • Trứng gà đập vỏ sẵn và khuấy đều lên
  • Gừng cạo sạch vỏ, sau đó đập dập ra.
  • Đường phèn.

Tiến hành

Nấu nước đường cho sôi và đến khi tan hết đường phèn, sau đó cho gừng đã đập dập vào khoảng 3 phút, và cuối cùng là cho trứng gà vào rồi tắt bếp, khuấy đều lên.

  • Có một phiên bản khác là trứng gà sẽ được luộc sẵn và bóc vỏ.
  • Nếu muốn ăn kèm với mì sụa[1] thì chỉ cần để mì ra chén sau đó chan nước đường và để trứng lên là có thể ăn được.

Tham khảo

  1. ^ Mì sụa gồm có hai loại: mì sụa mặn là để xào, còn mì sụa ngọt thì dùng để nấu chè.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s